Trang chủ
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow

Hệ thống DungAnhBakery & Coffee

  1. Số 150 Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh - ĐT: 0203.3829.256
  2. Số 236 Cao Xanh, Hạ Long, Quảng Ninh - ĐT: 0167.541.0278
  3. Số 536 Nguyễn Văn Cừ, Hạ Long, Quảng Ninh - ĐT: 0203.3618.061
  4. Số 306 Cái Dăm, Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh - ĐT: 0973.756.050
  5. Số 63 Vườn Đào, Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh - ĐT: 0163.966.5288
  6. Số 74 Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh - ĐT: 0203.3936.855
  7. Số 14 Bến cảng Tuần Châu, Hạ Long, Quảng Ninh - ĐT: 01687812667
  8. Coffee Dung Anh - Số 7 khu biệt thự bến Phà Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh - ĐT: 0901.521.122
  9. Số 286 Cao Thắng, Hạ Long, Quảng Ninh - ĐT: 01687812667
  10. Số 1 khu đô thị Công Thành, Uông Bí, Quảng Ninh - ĐT: 01262.423.529 - 0981.589.650

Đặt bánh & hỗ trợ trực tuyến

0981.911.462
01687.812.667

Hotline: 0981.911.462

Email: dunganhbakery@gmail.com

FaceBook: Dung Anh Bakery's

Thanh toán tại nhà và giao bánh miễn phí trong bán kính 3Km

Chuyển khoản : Số tài khoản 44010000187104 mở tại Ngân hàng BIDV Hạ Long, Quảng Ninh - Chủ TK Ngô Phương Dung.

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy sản phẩm dịch vụ của Dung Anh thế nào?
 

Thống kê Website

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay7
mod_vvisit_counterTrong tháng6694
mod_vvisit_counterTháng trước0
mod_vvisit_counterLượt truy cập thứ1348509

Khách trực tuyến: 7
IP của bạn: 18.234.165.107
Hôm nay 29 tháng 03 năm 2024

Trứng kiến PDF. In Email

Hôm nọ, nhận được cú điện thoại của nhà báo Trọng Khang (báo Quảng Ninh, đã nghỉ hưu). Anh bảo đang ở Bình Liêu (một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, có đông người Tày sinh sống), thấy có người bán trứng kiến. “Tôi sẽ mua, 200.000đ/kg, về ông làm cho tôi ăn lại. Lần trước ăn nếm ở nhà ông, chưa thật rõ được hương vị của nó, nhất là món gói với lá bí”. Anh còn bảo, sẽ gọi thêm vài người bạn nữa cùng đến thưởng thức.

Nhà tôi đang ở TP. Hạ Long. Chả là lần trước, chú em ở quê có gửi cho mớ trứng kiến. Tôi làm, rủ Trọng Khang và vài người bạn nữa đến.

Trứng kiến (ngạt).jpg
Trứng kiến (ngạt).

Quê tôi ở tỉnh miền núi Hoà Bình. Hồi học cấp 3, chúng tôi học ở Trường thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hoà Bình – một trường vừa học vừa làm, tự cung tự cấp, làm lấy mà ăn, gia đình không phải nuôi, sống tập trung, thoát ly gia đình, ở một vùng núi thuộc xã Tu Lý của huyện Đà Bắc. Những năm ấy đất nước đang có chiến tranh, lương thực, thực phẩm chi viện cho tiền tuyến hết nên ở hậu phương mọi người sống rất thiếu thốn, đói ăn thường xuyên. Trường của chúng tôi càng thiếu thốn hơn. Có những lúc nhiều tháng trời không có bữa cơm nào, chỉ ăn ngô xay, nấu còn bị khê, bị sống, canh thì không có, nếu có, lõng bõng toàn nước, chỉ có nước muối pha bỏ vào mớ cháy ngô đốt thêm cho cháy đen để nó sậm màu, giả làm nước mắm, là sẵn; trong khi làm việc lại rất vất vả, cực nhọc.

Vì thế, chúng tôi đứa nào luôn trong người đều ý thức phải kiếm thêm thứ gì ăn bất cứ lúc nào có thể được.

Tổ kiến ngạt.jpg
Tổ kiến ngạt.

Chiều hôm đó, sau khi lấy xong phân xanh (làm khoán, 150kg/ người/ buổi), thấy trời còn sớm, bọn thằng Khoa (mấy thằng bạn người Mường, người Tày, người Thái) rủ tôi đi luôn vào rừng lấy ngạt (trứng kiến), vì cữ này (tháng 3, tháng 4 âm lịch) tổ ngạt có nhiều trứng.

Thứ kiến đen ở rừng to hơn thứ kiến đen thường thấy ở nhà, quê tôi gọi là kiến ngạt. Nó đốt đau và ngứa. Khi bị chọc tức, nó cong đít lên, đít ngúc ngoắc liên tục, chạy loạn xạ, tìm đối phương để chống trả, chứ không chạy trốn. Tổ của nó (tổ ngạt) thường sẫm màu hoặc đen, hình tròn, to cỡ bát loa, to hơn, bằng cái mũ cối, làm trên các chạc cây. Muốn lấy, chặt cả chạc cây ấy xuống.

Kiến ngạt.jpg
Kiến ngạt.

Hôm đó chúng tôi tìm thấy mấy tổ, ở những cây sòng sọng (cây găng, có gai, lá vò làm thạch). Thằng Khoa bảo tôi chặt lấy mấy tấm lá ráy rừng, trải xuống khoảng đất trống. Rồi nó chặt chạc cây sòng sọng có tổ ngạt xuống, nhẹ nhàng đặt nó vào giữa những tấm lá ráy, dùng mũi dao chọc vào tổ, bẻ tổ thành 3-4 miếng, cho nó rơi xuống lá ráy. Lũ kiến ngạt mẹ (thực ra là kiến thợ và kiến lính) trong tổ túa ra, loạn xạ chạy tìm đốt đối phương, bám nhiều lên chạc cây. Chờ một lúc, thằng Khoa nhấc chạc cây sòng sọng bỏ ra xa, đem theo nhiều kiến mẹ đang bám vào. Rồi nó chặt những cành cây khác có gần đó, đặt tiếp vào chỗ tổ ngạt nơi lá ráy, khua động tổ; lũ kiến mẹ còn trong tổ tiếp tục bò ra thi nhau trèo lên mớ cành cây. Chờ một lúc, thằng Khoa lại nhấc bỏ cành cây. Cứ làm như thế, thêm khoảng 4-5 lần nữa thì lũ kiến mẹ bị nhấc đi hết, chỉ còn những mảnh tổ. Lúc bấy giờ Khoa mới dùng tay nhặt những mảnh tổ lên, úp và vỗ nhẹ, khẽ, cho trứng ngạt rơi xuống, tránh cho những vụn tổ rơi xuống nhiều. Những vụn tổ màu đen rơi xuống được tôi nhanh tay nhặt bỏ luôn. Cuối cùng trên tấm lá ráy chỉ còn mớ trứng ngạt trắng ngần, trắng ngà, to hơn hạt tấm, có nhiều trứng to gần bằng hạt gạo. Được chừng một vốc. Chúng tôi lót lá bông bét vào lòng mũ lá, đổ mớ trứng ngạt vào đó, tìm đến chỗ có những cây sung, cây vả, cây sau sau, ngắt lấy lá non của những cây này, nhúm chút trứng ngạt bỏ giữa lá, gói lại, và ăn. Trứng ngạt sống gói lá sung, lá vả non ăn ngậy, bùi, hơi chát. Với lá sau sau non thì có vị hơi chua. Bao trùm là hơi có vị sữa, như của sữa mẹ. Mỗi đứa ăn nếm 5-6 miếng như thế, còn phải để dành mang về nấu canh cho những đứa khác cùng ăn.

Trứng kiến xào ăn với lá sau sau non.jpg
Trứng kiến xào ăn với lá sau sau non.

Hôm đó cả bọn lấy được khoảng 1kg trứng ngạt. Chúng tôi mỗi đứa chặt, vác thêm về khoảng hơn chục cái lõi cây chuối rừng nữa. Về, đổ nước vào một cái nồi to, đun sôi lên, bỏ muối vào, khuấy đều, rồi cho lóng chuối vào, để sôi bồng lên thì đổ trứng kiến, khuấy đảo, để sôi thêm một lúc thì bắc ra. Cả lớp, mấy chục đứa, đứng xếp hàng, mỗi đứa bưng một bát ngô, lần lượt bước đến để thằng Khoa múc cho một muôi canh đổ vào đó. Canh trứng ngạt lóng chuối rừng chan ngô sống xít hôm đó tuyệt ngon.

Trứng ngạt đem nấu với lá lốt thái nhỏ, nấu chua với lá vón vén, với măng, hay với rau bí, rau tập tàng, rau dền v.v. đều ngon.

Trứng ngạt mới lấy xuống gói vào lá lốt ăn cũng ngon. Ăn với lá vón vén (lá chua), làm giảm độ chua của lá. Tôi đã ăn thử với lá mơ, lá sanh, si, vọng cách, dấp cá, đinh lăng đều được. Và cứ như thế mà suy, trứng ngạt sống có thể gói với nhiều các thứ lá khác nhau mà ăn chả sao cả, đều thấy ngon và đem lại những hương vị khác nhau.

Xôi trứng kiến.jpg
Xôi trứng kiến.

Trứng ngạt đem xào với mỡ, hành củ băm nhỏ (hoặc hành lá thái nhỏ), nêm chút gia vị, xào còn ướt hoặc xào khô hẳn ăn kèm với các thứ lá kể trên đều ngon. Xào ướt, ăn ngậy; xào khô, ăn thơm.

Xào lẫn với lá lốt hay măng trúc Yên Tử, hay rau bí đều được.

Trứng ngạt gói lá bầu (hoặc bí, hoặc su su), đem hấp hoặc rán, ăn ngậy, mềm, bùi.

Và trứng ngạt còn xào lên, để làm nhân bánh. Người Tày có món bánh ngạt gói lá vả non, đem hấp chín, là đặc sản, là của hiếm. Quê tôi có món bánh ngạt, nhân ngạt nhưng vỏ bánh là hỗn hợp bột gạo nếp và lá ngải đồ đã giã nhuyễn với nhau, nặn thành bánh, xếp vào chõ, rắc thêm gạo nếp đã ngâm, vo, đãi, đồ chín, ăn ngậy, bùi, hơi ngăm ngăm, cũng là đặc sản, là của hiếm.

Bánh trứng kiến của người Tày.jpg
Bánh trứng kiến của người Tày.

Trứng ngạt xào nhiều hành, đem trộn lẫn vào xôi, làm xôi kiến, ở Hà Nội có nhà hàng bán tới 100 ngàn đồng một đĩa nhỏ.

Mớ trứng kiến nhà báo Trọng Khang đưa ở Bình Liêu về, kèm theo cả mớ lá vả và lá sau sau non, tôi làm nhanh hai món: Món trứng kiến xào khô, để gói ăn kèm với hai thứ lá kia; món trứng kiến gói lá bí, đem rán; lại thổi thêm đĩa xôi. Sau đó tôi cùng Trọng Khang mang tất cả vào nhà Nguyễn Đán, bê thêm một vỉ bia Hà Nội, lại gọi thêm Đỗ Trung Hải (đều là các nhà báo đã về hưu) đến.

Bữa bia trứng kiến tuyệt ngon. Và lần này Trọng Khang bảo, anh đã nhớ được hương vị.

Trần Giang Nam

Nguồn: Báo điện tử Quảng Ninh - Sưu tầm bởi VietWeb.Vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:

 

Copyright © 2011 by Dung Anh Bakery.
Deverloped by
VietWeb.Vn. All rights reserved